Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thương hiệu: Victoria Secret

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:36 0 nhận xét
Victoria's Secret được xem là thương hiệu thời trang đã làm thay đổi quan niệm của người Mỹ về đồ lót. Và Thương hiệu đồ lót nữ ra đời bởi một người đàn ông! Victoria’s Secret nổi tiếng tòan cầu bởi những mẫu đồ lót gợi cảm và đắt giá, với những siêu mẫu đình đám được gọi là “thiên thần” như  Daniela Pestova, Laetitia Casta, Heidi Klum, Tyra Banks, Miranda Kerr, Adriana Lima, Izabel Goulart…những màn trình diễn âm thanh và hình ảnh chuyên nghiệp và vô cùng lộng lẫy, tụ hội những người nổi tiếng khắp hành tinh mỗi năm một lần vào tháng 11.

Victoria's Secret được thành lập ở San Francisco năm 1977 bởi một người đàn ông có tên 


Roy Raymond. Bắt đầu từ một lần Raymond đi mua đồ lót cho vợ, lúc đó nội y phụ nữ được


 bày bán tại những cửa hàng bán lẻ từng lố tại những nơi công cộng. Việc một người đàn 


ông mua đồ lót cho phụ nữ đã khiến những người mua lkhác thấy tò mò và Roy thực sự xấu


 hổ. Nhưng với sự nhạy cảm của một người đã tốt nghiệp trường kinh doanh Stanford, Roy 


nhận ra rằng: Có rất nhiều đàn ông muốn mua đồ lót tặng vợ hoặc người tình của họ.


Và đồ nội y phụ nữ cần được thiết kế một cách cẩn thận vì sự quyến rũ của nó. Hơn thế, nội
 y nếu được bày bán trong những cửa hàng sang trọng chắc chắn sẽ thu hút không chỉ phụ 
nữ mà cả đàn ông. Roy Raymond đã mở cửa hàng đồ lót đầu tiên với tên gọi Victoria's 
Secret lấy cảm hứng từ ly rượu Boudouir Victorian ấm áp, vừa quyến rũ nồng nàn.


Cửa hàng đồ lót Victoria's Secret đầu tiên được mở ra với 40.000$ vay ngân hàng và 
40.000$ từ họ hàng của Roy Raymond.Từ cửa hàng đầu tiên này, Roy Raymond đã kiếm 
được 500.000$ trong năm đầu tiên và mở hệ thống 3 cửa hàng với doanh thu 6 triệu USD 
chỉ sau 5 năm.


Mục đích đầu tiên các cửa hàng của Victoria's Secret  tạo ra một không khí thoải mái cho đàn
 ông với những vách ngăn bằng gỗ với một kiểu kích cỡ móc áo ngực và quần lót treo trên 
tường trong khung. Và họ có thể xem một loạt các kiểu và nhân viên bán hàng sẽ giúp họ 
dự đoán cỡ chính xác. Vào 1982, sau 5 năm hoạt động, Roy Raymond đã bán công ty cho 
The Limited Brand với cái giá 1 triệu USD gây bất ngờ và tranh cãi.


2 năm sau Roy Raymond mở một shop thời trang mang tên: My Child's Destiny - một cửa 
hàng bán lẻ cho trẻ em. Nhưng phá sản vào 1986, Roy Raymond ly hôn và vượt qua stress 
được nhờ 2 đứa con. 
Năm 1993, tìm thấy thi thể Roy Raymond ở cảng San Francisco. Cảnh sát điều tra đã kết 
luận rằng Roy Raymond đã tự tử. Khi đó ông 47 tuổi.


Sau năm 1982, khi Victoria's Secret sáp nhập vào The Limited Brand, thương hiệu tiếp tục 
đạt được những bước tiến vượt bậc để bước lên vị trí là nhà bán lẻ thời trang của Mỹ những 
đồ phụ nữ, đồ lót và sản phẩm làm đẹp khác.


Những năm 80, The Limited Brand giữ lại những hình ảnh và đặc trưng ban đầu của 
Victorias Secret và mở rộng đến những phố thời trang lớn nhất của Mỹ. 
Sản phẩm của công ty cũng hết sức đa dạng với nhiều loại như giầy, đồ ngủ và nước hoa, 
áo khoác…Victoria’s Secret nhanh chóng trở thành nhãn hiệu lớn nhất trong hoạt động kinh 
doanh của Limited Brand


Vào năm 2006, doanh thu của VS đạt hơn 5tỷ USD và thu nhập vận hành là 1 tỷ USD
Đầu những năm 1990, VS đã trở thành nhà bán lẻ đồ lót lớn nhất của Mỹ. 
Vào tháng 10 năm 2007, Limited Brand đã bán 75% các thương hiệu thời trang khác của
 mình cho Sun Capital để tập trung phát triển nhãn hiệu Victoria's Secret.
Hiện nay, có tới 1000 cửa hàng đồ lót và 100 cửa hàng làm đẹp độc lập của Victoria's Secret 
ở Mỹ, hầu hết là trong các trung tâm thời trang danh tiếng. Mỗi năm, Victoria's Secret mail 
hơn 400 triệu catalogue tới những khách hàng quen thuộc từ khắp nơi trên thế giới. Doanh 
thu của Victorias Secret trong năm 2003 được báo cáo từ 1009 cửa hàng là 2 822 triệu USD.
 Và hàng năm doanh thu trung bình của các cửa hàng tăng lên đến 4%.


Victoria's Secret đã phá vỡ sự ngại ngần trong cách trình bày sản phẩm đồ lót nữ ở các cửa 
hàng thời trang mà thay vào đó là một không khí mở, sang trọng. Với Victoria's Secret, đồ 
lót chính thức trở thành một loại thời trang cao cấp được trưng bày ở những cửa hàng sang 
trọng và đắt giá.
Năm 1995, Victoria's Secret tổ chức show trình diễn thời trang đồ lót đầu tiên, báo chí thế 
giới đã nói về nó như một “ sự kiện đồ lót của thế kỷ”. Một buổi trình diễn gây sốc bởi sự 
chuyên nghiệp, lộng lẫy và gợi cảm.


Năm 1999, Victoria's Secret đã phát trên truyền hình về lịch sử của thương hiệu cùng show 
diễn thời trang sống online, thu hút 1,5 triệu người xem. Đó được xem là một trong những 
chương trình truyền hình ăn khách nhất khi ấy.


Vào 2000,  Victoria's Secret tổ chức trình diễn ở Cannes, Pháp trong liên hoan phim Cannes
 để quyên góp tiền cho quỹ chống AIDS và đã quyên được 3,5 triệu USD chỉ trong chưa đầy 
một giờ trình diễn.
 
Năm 2001, show thời trang của Victoria's Secret đầu tiên được phát trên truyền hình trên đài
 ABC - một kênh truyền hình lớn rất nghiêm túc ở Mĩ, chương trình thu hút hàng triệu người xem.
Năm 2004 , VIC đã có một chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu ở New York, Miami, Las 
Vegas và Los Angeles với Những thiên thần Tyra Banks, Heidi Klum, Gisele B#ndchen, 
Adriana Lima, và Alessandra Ambrosio.


Năm 2007, buổi trình diễn của VIC có sự xuất hiện của nhóm nhạc Spice Girls. Đây cũng là
 lần đầu tiên Spice Girls xuất hiện trên truyền hình sau khi tái hợp.
Những sản phẩm đắt giá nhất của Victoria's Secret gây ấn tượng vì có giá bằng cả một gia 
tài gồm có: Chiếc áo lót 10 triệu đô được mặc bởi siêu mẫu Tyra Banks và năm 1997 cô 
cũng được chọn mặc chiếc áo lót 3 triệu USD.

Năm 2000, Victoria's Secret đã cho ra chiếc áo lót trị giá 15 triệu USD. Hãng trang sức nổi 
tiếng Harry Winston đã phải mất 275 giờ làm việc hoàn toàn thủ công để thực hiện tác phẩm
 này. Và cũng trong năm 2000, Victoria's Secret mời cô gái đẹp nhất thế giới  Gisele 
Bundchen quảng cáo cho chiếc áo lót kim cương của mình. Người mẫu đến từ Đức, chủ 
nhân của đôi chân đắt nhất thế giới, Heidi Klum cũng đã khiến làng thời trang thế giới một 
phen điên đảo với chiếc áo lót trị giá 11 triệu USD.


Năm 2002, Victoria's Secret chọn Karolina Kurkova giới thiệu chiếc áo lót 10 triệu USD mang
 tên "Star Of Victoria" với ruby và ngọc lục bảo.
Victoria's Secret đang đứng trong danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.

Thương hiệu: True Religion

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:32 0 nhận xét

Jeffrey Lubell thành lập True Religion vào năm 2002 với mục đích để đánh giá lại vị trí quan trọng của loại đồ jean denim (jean bằng vải bông chéo).

Ngày nay, Nhãn hiệu đồ jean True Religion được biết đến không chỉ với hàng jean denim, mà còn với đồ thể thao như áo phông, sơ mi phương tây, áo khoát thun, quần thun, tất cả mang lại cho người mặc cảm giác cổ điển đặc trưng.

Cam kết của True Religion là nhằm hoàn thiện phong cách vừa vặn, mãi với thời gian và chính sự ưa chuộng các loại hippie, bohemian, chic… đã củng cố vị trí nhãn hiệu True Religion như một nhà đi đầu trong lĩnh vực jean denim cao cấp và thời trang thể thao toàn cầu.

Trong khi tiếp tục mở rộng dòng thời trang jean và trang phục thể thao của True Religion, công ty gần đây nhất đã mở thêm các chi nhánh vào vô số các sản phẩm như Giầy dép, Mũ nón, Túi xách, đồ bơi, kính, hàng dệt kim, vớ và nước hoa.

Ngòai việc cấp bản quyền bán hàng, True Religion đồng lọat mở các cửa hàng bán lẻ riêng cho thương hiệu của mình trên tòan nước Mỹ, chúng giúp cho công ty trãi rộng quy mô cung cấp nhằm giới thệiu tất cả các dòng sảm phẩm tới khách hàng.

True Religion đang và sẽ luôn luôn là Timeless, Hippie, Bohemian, Chic.

Thương hiệu: Trina Turk

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:31 0 nhận xét
Bà Trina Turk khá may mắn vì từ lúc còn trẻ, bà đã xác định được mình muốn làm gì sau này (nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp) và bà đã đạt được mơ ước táo bạo đó.

Sinh ra tại California nhưng lớn lên ở tiểu bang Washington, từ lúc 11 tuổi, mẹ bà đã dạy bà cách may đồ. Bà đi học thiết kế thời trang ở Đại học Washington và công việc đầu tiên sau khi ra trường bà làm tại Britannia Jeans- xưởng sản xuất đồ thể thao ở Seatle. Công việc kế tiếp của bà là thiết kế các kiểu dáng hoa văn trên nền vải may đồ lướt ván cho công ty Ocean Pacific. Bà còn làm thêm thiết kế trang phục trẻ trung, thời đại.

Nhận thấy rằng đi làm không giúp cho mình tạo ra dòng sản phẩm đương đại cho giới nữ, bà Trina Turk quyết định thành lập công ty riêng. Công ty Trina Turk được sáng lập năm 1995 với sự hợp tác và hỗ trợ của chồng bà, người tạo mẫu tóc, và nhiếp ảnh gia Jonathan Skow nay là người hùng vốn. Trong năm đó, quần áo của bà được bày bán ở cửa hiệu Barney’s tại New York, Fred Segal, and Saks Fifth Avenue. Đặt trụ sở thiết kế và sản xuất tại Alhambra gần trung tâm thành phố Los Angeles, California, công ty đạt doanh số 40 tỉ đô-la, dẫn đầu doanh số bán sỉ năm 2007.

Lấy cảm hứng từ sự đa dạng của nhiều nền văn hóa, kiến trúc và cảnh quan của thành phố Los Angeles, bộ sưu tập Trina Turk mang đến nét phá cách của sự giản dị nhưng không thể thiếu đối với mọi người. Triết lý của bà là thiết kế ra quần áo thoải mái kết hợp chặt chẽ với kiểu dáng cổ điển của đồ thể thao ở Mỹ. Bộ sưu tập này nổi tiếng bởi các may ôm gọn giúp tôn dáng vóc và loại vải độc quyền. Năm 2007, bộ sưu tập áo tắm của bà được giới thiệu trên thị trường dưới nhãn hiệu Apparel Ventures.

Les Wexner- Ông chủ hệ thống cửa hiệu thời trang Limited Brands

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:31 0 nhận xét


Khi nói tới những doanh nhân thành đạt khởi nghiệp từ những năm thế chiến thứ II, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Les Wexner - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn bán lẻ Limited Brands Corporation.

Với trí tuệ thông minh của người Do Thái cộng thêm một nền tảng kiến thức chuyên sâu về kinh tế, từ một cửa hàng quần áo bình thường của gia đình, Les Wexner đã làm được một điều phi thường – xây dựng thành công thương hiệu Limited Brands và vươn lên vị trí một trong 200 người giầu nhất khu vực châu Mỹ với số tài sản cá nhân trị giá 2,7 tỷ USD.

Tiền thân của thương hiệu Limited Brands nổi tiếng thế giới hiện nay chỉ là một trong vô số những cửa hiệu nhỏ khác do gia đình Les Wexner gây dựng. Bắt tay vào phát triển Limited Brands chỉ với 50.000 USD, sau nhiều năm nỗ lực và có những chương trình mở rộng kinh doanh phù hợp, Les Wexner đã biến Limited Brands trở thành một trong những thương hiệu mạnh tại Mỹ và thế giới.

Hiện nay, Limited Brands đã xây dựng được một mạng lưới 4.000 cửa hiệu với tổng số 18.000 nhân viên trên hầu hết các khu vực của nước Mỹ. Theo số liệu thống kê năm 2006, tổng doanh thu của Limited Brands Corporation đã đạt gần 10 tỷ USD.

Khởi nghiệp từ 10.000 USD

Les Wexner sinh ngày 8/9/1937 tại Dayton, Ohio, Mỹ. Mẹ của Les Wexner, bà Bella Cabakoff là người gốc Do Thái sinh sống tại Nga trong những năm đầu của chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1921, do thời điểm đó, người Do Thái bị phát xít truy lùng rất ráo riết nên Bella Cabakoff đã cùng gia đình chạy sang Ohio, Mỹ định cư, khi đó mới tròn 21 tuổi. Để kiếm tiền nuôi sống gia đình, bà đã phải làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng của Công ty bán lẻ quần áo Lazarus trong suốt 20 năm liên tục.

Từ khoản tiền tiết kiệm được cộng thêm sự hỗ trợ của người chồng đã nhiều năm làm quản lý của một công ty thời trang nhỏ với mức lương không quá 10.000 USD mỗi năm, sau khi rời Lazarus, bà đã cùng chồng mở một cửa hiệu quần áo nhỏ đặt tại State Street và lấy tên là Leslie Wexner – tên cũ của Les Wexner khi còn nhỏ. Vì quy mô còn nhỏ nên việc kinh doanh của cửa hiệu luôn được duy trì ở mức độ trung bình, thậm chí có lúc còn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ Les Wexner đã phải rất vất vả để duy trì cửa hiệu.

Chứng kiến cuộc sống vất vả của gia đình và đã từng phải làm công việc dọn tuyết, cắt cỏ để kiếm tiền từ khi mới 9 tuổi, vì vậy, Les Wexner luôn mơ ước trở thành một kiến trúc sư hay là một luật sư để không phải tiếp tục làm một người bán hàng như bố mẹ mình. Chính Les Wexner sau này đã kể rằng “Từ khi tôi còn nhỏ, do hoàn cảnh khó khăn, tôi đã phải làm việc liên tục để có tiền mua quần áo và xe đạp giống như trong chuyện cổ tích”.

Mặc dù vậy, đối với bố Les Wexner, cửa hiệu quần áo Leslie Wexner của gia đình tuy nhỏ nhưng lại là tâm huyết của ông, vì thế, ông đã cho rằng mong muốn đó của Les Wexner không phải là ý kiến hay và ông đã định hướng cho Les Wexner học tập để quay về tiếp tục các công việc kinh doanh của quần áo của gia đình. Bắt đầu từ đây, cửa hiệu của gia đình đã trở thành môi trường đào tạo kinh doanh đầu tiên cho Les Wexner.

Khi mới 15 tuổi, ngoài thời gian đến trường, Les Wexner phải ở nhà phụ giúp các công việc bán hàng cùng mẹ, mặc dù vất vả nhưng Les Wexner đã học được rất nhiều những kỹ năng kinh doanh cơ bản từ cách phân loại mặt hàng, tính toán cho tới việc đến ngân hàng gửi tiền.

Năm 1959, sau khi tốt nghiệp chương trình học tại trường Đại học Ohio State University, Les Wexner tiếp tục quay về làm việc tại cửa hiệu Leslie Wexner cùng gia đình. Càng làm việc trong môi trường kinh doanh, Les Wexner càng cảm thấy hứng thú và những suy nghĩ về công việc kinh doanh quần áo nhàm chán trước đây đã hoàn toàn biến mất. Quyết tâm tạo dựng cho mình một hướng đi riêng, tới năm 1963, sau 4 năm làm việc cùng gia đình, Les Wexner quyết định tách ra kinh doanh độc lập.

Với số vốn 5.000 USD vay của người cô ruột cộng thêm 5.000 USD vay ngân hàng, Les Wexner đã mở một cửa hiệu kinh doanh quần áo thời trang nhỏ đặt tại Trung tâm Kingsdale Shopping Center ở Upper Arlington và lấy tên là The Limited với ý nghĩa chỉ kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang trẻ dành cho khách hàng nữ.

Nhờ có được những kiến thức thực tế khi còn làm việc tại cửa hiệu của gia đình, Les Wexner đã lựa chọn được những mặt hàng đúng thị hiếu của đối tượng là phụ nữ trẻ, nhờ đó, ngay từ khi mới khai trương, The Limited đã bắt đầu thu hút được một số khách hàng đáng kể. Năm 1964, để tạo nguồn lực mạnh cho công việc kinh doanh đang có nhiều triển vọng của The Limited, bố mẹ Les Wexner đã quyết định giao quyền điều hành cửa hiệu Leslie Wexner cho Les Wexner.

Chiến lược gia trong lĩnh vực bán lẻ

So với nhiều cửa hàng khác, các sản phẩm của The Limited đã có được sự đặc sắc và sức lôi cuốn đối với khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính. Nếu như trong ngày khai trương đầu tiên, Les Wexner chỉ bán được tổng cộng có 473 USD thì tổng kết năm đầu tiên, tổng doanh thu đã là 160.00 USD.

Tới năm thứ 2, tổng doanh thu đã tăng lên gấp 3 lần. Cùng với mức lãi suất tăng dần theo thời gian, số lượng khách hàng tìm tới The Limited ngày một đông. Để có thể tận dụng khai thác triệt để nhu cầu ngày càng lớn đó, Les Wexner đã tính ngay tới việc mở thêm cửa hiệu. Bằng số vốn kha khá đã có, năm 1964, sau đúng 1 năm kinh doanh, Les Wexner đã mở thêm được cửa hiệu thứ 2.

Trong những năm tiếp theo, lần lượt cửa hiệu thứ 3, thứ 4 rồi thứ 5... được Les Wexner mở thêm. Tới năm 1969, The Limited đã chính thức khẳng định được vị trí một công ty hạng trung trong lĩnh vực bán lẻ hàng quần áo thời trang nữ. Ngoài việc thành lập các cửa hàng mới, Les Wexner còn tìm cách mua lại nhiều hệ thống cửa hàng đã có nhiều năm hoạt động để kinh doanh.

Bắt đầu từ cửa hiệu Victoria’s Secret ở San Francisco đang trên bờ vực phá sản do nợ ngân hàng cho tới cửa hàng Henri Bendel hay Structure ở New York... lần lượt được Les Wexner dành quyền kiểm soát. Kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, một trong lĩnh vực nhiều rủi ro vì đối tượng khách hàng đều rất khó tính, do đó, Les Wexner đã phải nghiên cứu rất kỹ các loại mặt hàng trước khi tung ra thị trường từ những chi tiết nhỏ nhất và có những thời điểm, Les Wexner làm việc miệt mài trung bình 16 tiếng mỗi ngày.

Dựa trên mạng lưới các cửa hiệu của The Limited, Les Wexner đã đồng thời mở rộng các loại mặt hàng như underwear và sang cả các loại quần áo thời trang dành cho phái mạnh... Bằng các các bước tiến đó, tới cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, The Limited đã vươn lên vị trí một trong những thế lực mạnh trong lĩnh vực bán lẻ.

Trong mỗi bước phát triển của The Limited, Les Wexner đều rất ưu tiên cho khâu tuyển một nhân tài cho các vị trí quản lý, chuyên gia tài chính cho tới các nhân viên bình thường bằng một chế độ lương bổng hợp lý. Trong vòng hơn 40 năm nắm quyền điều hành The Limited, Les Wexner đã mang về cho công ty vô số những nhà quản lý giỏi như Estée Lauder, Banana Republic, J. Crew, The Gap từ các doanh nghiệp khác.

Thậm chí, nhà quản lý tài năng Len Schlesinger đã được Les Wexner tuyển chọn vào vị trí Phó chủ tịch của Limited Brands Corporation sau này. Ngược lại, cũng có hàng loạt những nhân viên không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của The Limited đã bị Les Wexner xa thải. Chính vì vậy, trong hầu hết các cuốn sách, các bài báo viết về khả năng sử dụng nhân tài của mình, Les Wexner đã được mệnh danh: “Người khởi sướng cuộc chiến dành nhân tài”.

Xây dựng thành công Tập đoàn Limited Brands Corporation

Song song với việc đa dạng hoá các loạt sản phẩm hàng thời trang, Les Wexner còn mở rộng hoạt động sang các ngành dịch vụ khách hàng, đầu tư vào bất động sản, thiết kế thời trang. Và để đảm bảo quản lý hiệu quả nhiều đầu mối hoạt động trên diện rộng, với trụ sở chính được đặt tại Ohio, Les Wexner đã xây dựng The Limited thành tập đoàn bán lẻ và lấy tên là Limited Brands Corporation.

Hiện nay, với một hệ thống tổng số hơn 4.000 cửa hiệu, số lượng nhân viên lên tới 115.000 người, Limited Brands Corporation đã trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ và thế giới và đã từng nhiều năm liền được các tổ chức quốc tế bầu chọn cho danh hiệu doanh nghiệp có mức tăng trưởng nhanh và ổn định nhất trong lĩnh vực bán lẻ.

Riêng với Les Wexner, bằng tài năng của mình, ông cũng đã được mời tham gia đầu tư và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có cả những doanh nghiệp báo chí như Hollinger International, Hollinger International Publishing, The Daily Telegraph, Chicago Sun-Times, The Jerusalem Post...

Trong suốt cuộc đời kinh doanh của mình, ngoài những chương trình kinh doanh vì lợi nhuận, với tấm lòng nhân hậu của mình, Les Wexner đã từng dành những khoản tiền lớn tài trợ cho lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và các chương trình phát triển nghệ thuật, giáo dục tại các trường đại học của Mỹ.

Với tinh thần luôn hướng về cội nguồn, Les Wexner luôn mong ước được đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Do Thái không chỉ riêng ở Israel mà cả ở các quốc gia khác trên khu vực châu Mỹ. Năm 1984, Les Wexner đã chính thức thành lập lên Quỹ Wexner Foundation. Trên cương vị là Chủ tịch của Wexner Foundation, Les Wexner đã xây dựng một chương trình khuyến học Wexner Israel Fellowship Program nhằm khuyến khích các tài năng người Israel có điều kiện được học tập tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

Hàng năm, với một nguồn tài chính hùng hậu và phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, Wexner Foundation đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển nhân tài đồng thời tạo được sự liên kết chặt chẽ cho cộng đồng người Do Thái.

Thương hiệu Theory

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:30 0 nhận xét

Theory được thành lập vào năm 1997 theo xu hướng thời trang cho giới nữ luôn mang đến sự thoải mái và gợi cảm trong trang phục hiện đại. Đối với Theory, nguyên tắc đó là hiển nhiên, nhưng vào thời điểm lúc bấy giờ chưa có được sự chấp nhận của công chúng. Có nhiều nhà thiết kế với sự khéo léo đã thiết kế riêng cho mình những trang phục độc đáo, thoải mái với giá cả khác nhau. Nhưng tất cả đều không thành công trong việc xây dựng thương hiệu thời trang tại Mỹ.

Theory xác định khách hàng của mình đó  là một người phụ nữ thông minh, năng động và thời trang. Cô muốn quần áo phù hợp với mình để đi với văn phòng, với gia đình, ngày cuối tuần và đi dạo ban đêm. Với việc luôn đặt chi phí và chất lượng lên hàng đầu. Theory đã tạo ra một bộ sưu tập tuyệt vời mà hợp nhất. Theory đã biết tận dụng công nghệ có sẵn để biến vải thun Lycra thành vải khác, tạo mỏng hơn và hình dạng thoải mái hơn.Những triết lý về cách ăn mặc đó, và chữ ký độc quyền của Theory “stretch” đã mở ra một giáo phái thời trang riêng biệt. Theory ngay lập tức trở thành căn buồng riêng cho mỗi người phụ nữ.

Năm 1999, Theory đã ra mắt bộ sưu tập thời trang nam, mang lối thời trang hiện đại đến với trang phục nam giới. Các doanh nghiệp mở rộng một cách nhanh chóng, danh tiếng của Theory nhanh chóng lan rộng khắp nước và đến năm 2000 nó đã nhanh chóng lan rộng đến Châu Á. Theory đã mở cửa hàng bán lẻ đấu tiên của mình vào năm 2002 và nhanh chóng mở rộng ra ở thị trường Châu Âu. Tât cả trang phuc sang trọng, gợi cảm của nam giới và nữ giới tại trung tâm đô thị và ngoại thành Cliques đều do Theory cung cấp.

Liên kết quốc tế, được công nhận pháp lý  của Theory tại Nhật Bản, mua Theory LLC trong năm 2003 để hình thành liên kết Theory. Công ty tiếp tục phát triển chiến lược với trọng tâm về định vị toàn cầu, phục vụ cho khách hàng quốc tế. Theory mở rộng sự hiện diện của nó khắp Châu Âu và Châu Á, mở các của hàng và doanh nghiệp ở Monaco, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Tính toàn vẹn của sản phẩm và con người vẫn là nền tảng cho việc kinh doanh mở rộng của Theory.

Những bộ sưu tập phụ kiện được tung ra trong năm 2004, tập trung vào giày và túi xách. Dự án Theory Icon được thành lập vào năm 2005 để tạo ra một companywide tập trung vào việc phát triển và khuyến khích các ý tưởng. Theory đã hợp tác với Richard Avedon, các Friends của High Line, và quỹ Vogue/CFDA…để tổ chức một số sự kiện (events) thời trang.

Theory đã mở trụ sở toàn cầu Global Headquarters của mình tại quận Meatpacking của thành phố New York trong năm 2006. Tầng trệt của Tòa nhà là kho hàng của Theory và bốn tầng trên giành riêng cho các hoạt động của trung tâm. Thiết kế của tòa nhà là đại diện quá trình hoạt động của Theory: mở và kết nối.

Một thập kỷ sau đó, Theory tiếp tục cải tiến chất liệu và mẫu mã, tư cách của nhân viên và phương thức hoạt động của công ty. Sự phát triển toàn cầu của Theory là dựa vào nguyên tắc của nó chứ không tập trung vào việc quảng cáo, tiếp thị hoặc xây dựng thương hiệu. Ngoại trừ, tất nhiên, thông qua quần áo của mình. Khi hỏi một người phụ nữ về những chiếc quần màu đen yêu thích, hoặc chiếc quần jeans cho cảm giác thoải mái nhất của cô ấy…Cô ấy sẽ cho bạn biết, “Đó là Theory”.

Thương hiệu Ralph Lauren

Người đăng: Cáp Quang VNPT vào lúc 21:30 0 nhận xét

Thế giới thời trang không chỉ dành cho các nhà thiết kế và tạo mẫu châu Âu. Nếu như nước Pháp kiêu hãnh về một Pierre Cardin, còn nước Italia hay nước Đức tự hào về Giorgio Armanie và Hugo Boss thì người Mỹ cũng không kém với tên tuổi của Ralph Lauren.

Ông được coi là một trong những nhà kinh doanh thời trang thành đạt nhất nước Mỹ hiện nay. Từ hàng chục năm nay thương hiệu thời trang Polo của Ralph Lauren đã trở thành tiêu biểu cho một phong cách Mỹ. Và tập đoàn kinh doanh thời trang của Ralph Lauren đang là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Sản phẩm của Polo có mặt tại trên 130 nước trên thế giới và mang về cho ông chủ trên 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2004.
Ralph Lauren sở hữu nhiều thương hiệu thời trang đắt giá. Nói đến tên ông là người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo phông Polo thể thao, mạnh mẽ mà vẫn rất lịch sự. Đó chính là thế mạnh của các sản phẩm thời trang Ralph Lauren.

Cái tên Ralph Lauren, cũng có giá trị không kém nhà tạo mẫu thời trang huyền thoại Pierre Cardin. Người ta vẫn thường thử tính ông sẽ có bao nhiêu tiền với một danh sách dài các thương hiệu đẳng cấp quốc tế như Polo Sport, Lauren, RALPH, Ralph Lauren, Polo by Ralph Lauren, Polo Jeans Co. hay Ralph Lauren Purple Label.
Từ cậu bé ưa ăn diện...
Ralph Lauren sinh năm 1939 tại New York trong một gia đình không giàu có nhưng lại có gen nghệ thuật. Ông là con trai út trong số 4 người con của một hoạ sĩ tương đối nổi tiếng. Khá nhiều người đã biết đến cha của Ralph Lauren khi ông này là hoạ sĩ chuyên vẽ các bức tranh lớn trang trí trên nhnữg bức tường lớn.
Ngay từ bé, Ralph Lauren đã được hít thở trong một không gian nghệ thuật với một môi trường đầy màu sắc. Có lẽ vì thế mà dường như trong con người của Ralph Lauren đã có sẵn cái gen nghệ thuật. Ông có thể say sưa và có cảm nhận rất nhanh, rất nhạy với màu sắc, với thời trang.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, Ralph Lauren đã khác biệt với trẻ cùng lứa bởi sự nhạy cảm màu sắc và nghệ thuật đó. Ralph Lauren luôn tỏ ra là một cậu bé sành điệu, thích ăn diện và rất biết ăn diện. Ở trường học cũng như khi ra đường người ta cũng luôn dễ nhận thấy điều đó bởi phong cách ăn mặc rất mốt và rất chịu chơi của cậu bé Ralph.
Chuyện kể rằng khi mới chỉ là cậu học sinh trung học, Ralph Lauren đã rất thích được “thắng” những bộ complet đắt tiền. Và Ralph Lauren đã giấu bố mẹ để làm kỳ được theo ý thích của mình. Bao nhiêu tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt tiết kiệm được, Ralph Lauren bỏ hết ra để sắm một bộ complet “tuyệt đỉnh” lúc đó với giá trên 100 USD. Đây là món tiền rất lớn vào thời điểm những năm 50 của thế kỷ 20 và lại càng lớn với một thanh niên mới lớn, con nhà không lấy gì làm khá giả như Ralph Lauren. Sau “vụ” này, bố mẹ của Ralph rất bực mình và giận dữ về cậu con trai út ăn chơi sành điệu và rất bướng bỉnh.
Tưởng rằng Ralph Lauren sẽ theo học tại một trường đào tạo về thời trang nào đó thì ông đã gây sốc cho cả gia đình, đột nhiên đòi theo học ngành thương mại. Ngay cả trong những quyết định quan trọng cả một đời người như vậy, Ralph Lauren đã tỏ ra quyết đoán. Ông đã học trường quản trị kinh doanh tại khu phố Manhattan nổi tiếng.
... thành nhà kinh doanh thời trang
Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh, Ralph Lauren xin vào làm chân bán hàng cho một công ty chuyên sản xuất găng tay. Công việc của Ralph Lauren là chuyên đi tiếp thị, tìm khách và bán hàng. Những kinh nghiệm thị trường và cả những mưu mẹo kinh doanh Ralph Lauren đã có từ đây. Trước sau, Ralph Lauren vẫn là một anh chàng rất thích diện. Người ta thường thấy anh bán hàng Ralph Lauren luôn nổi bật đầy kiêu hãnh với những bộ cánh mốt nhất.
Sau một thời gian, Ralph Lauren chuyển sang làm cho hãng Rivetz chuyên sản xuất caravat. Ralph Lauren lại càng có điều kiện hơn tìm hiểu các nhu cầu thời trang nam mà chính ông là một khách hàng thường xuyên. Khi trực tiếp phải gặp những ông khách khó tính cùng với nhu cầu của chính bản thân, Ralph Lauren đã tự mình thiết kế caravat.
Là người kinh doanh nhưng Ralph Lauren vẫn không hề mất đi phong cách và cái máu nghệ sĩ trong mình. Ông say sưa làm sang cho mình và giới mày râu bởi những caravat kiểu cách và ấn tượng. Ralph Lauren khi đó đã là chủ sở hữu của vô số mẫu mã caravat khác nhau nhưng không để triển lãm mà để kinh doanh kiếm tiền.
Ralph Lauren đột ngột xin thôi việc tại công ty Rivetz để tự kinh doanh. Năm 1968, Ralph Lauren thành lập công ty thời trang Polo Fashion. Không có đủ số tiền 50.000 USD để khởi nghiệp nên Ralph Lauren đã cần có sự tham gia góp vốn của một người anh trai.
Và đương nhiên, sản phẩm đầu tiên mà ông kinh doanh chính là những chiếc caravat “cây nhà lá vườn” được thiết kế nhiều màu sắc, đầy chất ngẫu hứng mà vẫn sang trọng.
Tạo dựng thương hiệu Polo
Ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh chỉ với mỗi một mặt hàng caravat, Ralph Lauren đã xác định đúng đối tượng khách hàng của mình. Đó là những người có thu nhập khá trở lên và có một phong cách sống, thị hiếu mang tính thể thao.
Cái tên Polo không phải là tình cờ mà cả một sự nghiên cứu chọn lựa nghiêm túc của Ralph Lauren. Ông quyết tâm xây dựng một thương hiệu riêng cho mình. Polo chính là tên của một trong những môn đua ngựa được ưa chuộng. Đua ngựa rõ ràng là một môn thể thao thường chỉ cho giới quí tộc. Và vì thế cái tên Polo sẽ vừa đem lại cảm giác mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao lại vừa mang bóng dáng sang trọng của giới quí tộc, thượng lưu. Đấy là mong ước và cũng là mục tiêu mà Ralph Lauren quyết tâm đạt được với thương hiệu Polo của mình.
Sản phẩm caravat Polo của Ralph Lauren được khá nhiều người ưa thích. Thế nhưng ông chỉ bán được trực tiếp mà không tiếp cận được với các hệ thống cửa hiệu thời trang. Các cửa hàng thời trang nhỏ gần như cự tuyệt hoàn toàn với một thương hiệu còn vô danh như Polo.
Không chán nản, Ralph Lauren tìm đến các trung tâm thương mại lớn. Đặc biệt nhất là ông còn dám liều lĩnh đến đặt vấn đề tiêu thụ caravat của mình tại trung tâm thương mại thời trang Blomigdale’s nổi tiếng lừng danh ở New York.
Ralph Lauren đã bị coi là người bảo thủ và cứng rắn cả trong nghệ thuật thiết kế lẫn trong kinh doanh. Các trung tâm thương mại đều ra điều kiện nhập hàng của Ralph Lauren là sửa lại mẫu caravat cho nhỏ lại và phải bỏ mác Polo để thay vào đó một thương hiệu khác có sẵn. Cả hai đòi hỏi đó đều bị Ralph Lauren khăng khăng cự tuyệt. Ông tin tưởng vào sự độc đáo của các sản phẩm do mình thiết kế và quyết tâm xây dựng một thương hiệu riêng bắt đầu từ con số không.
Và rồi cuối cùng Blomigdale’s đã nhận bán hàng của Ralph Lauren mà không đòi các điều kiện như trước nữa. Cái tên Polo đã được chấp nhận là một thương hiệu khi được đứng chung cùng với các tên tuổi khác trong một trung tâm thương mại cao cấp.
Sau này nhìn lại cả quá trình phát triển của mình, Ralph Lauren cũng đã thừa nhận thành công của mình thật sự bắt đầu từ khi Blomigdale’s chấp nhận bán hàng mang tên Polo. Trải qua hơn ba mươi năm, Polo đã trở thành một thương hiệu đẳng cấp quốc tế, không chỉ cho caravat mà còn cho tất cả các mặt hàng thời trang, đặc biệt là thời trang nam.
Đem lại một phong cách sống
Sự đón nhận nồng nhiệt của khách hàng với các sản phẩm thời trang độc đáo đã khiến Ralph Lauren nghĩ ngay đến việc mở rộng kinh doanh. Năm 1971, người ta lần đầu tiên thấy xuất hiện các cửa hàng thời trang Polo của Ralph Lauren.
Và gu thẩm mỹ thời trang mạnh mẽ, trẻ trung mà vẫn sang trọng của Ralph Lauren đã chinh phục được đa số khách hàng tầm trung lưu trở lên. Số lượng cửa hàng Polo cứ tăng dần lên. Và số sản phẩm của ông cũng tăng rất nhanh. Cứ đến mỗi mùa là Ralph Lauren lại có ngay những bộ sưu tập thời trang mới rất hấp dẫn người tiêu dùng.
Ralph Lauren không chỉ tập trung vào sở trường chính là thời trang nam mà còn mở rộng sang cả thời trang nữ. Và ông đã sớm thành công ngay với những bộ sưu tập thời trang mang đậm phong cách thể thao mà vẫn rất lịch sự dành cho phái đẹp.
Lúc này thương hiệu Polo đã bắt đầu trở nên nổi danh. Ralph Lauren thành công với các sản phẩm của mình không phải đơn thuần là đẹp hay là giá rẻ. Triết lí kinh doanh thời trang của ông rất rõ ràng và độc đáo. Ralph Lauren đã từng tự hào quảng bá “tôi không thiết kế quần áo mà thể hiện những giấc mơ thông qua quần áo”. Các hoạt động PR, quảng cáo đều thể hiện quan điểm kinh doanh của Ralph Lauren là không phải bán hàng đơn thuần mà đem lại một phong cách sống cho người mua sản phẩm.
Chính vì vậy mà Ralph Lauren đã bán được hàng với giá không hề rẻ chút nào. Những người mặc đồ của Ralph Lauren đều muốn chứng tỏ rằng mình thuộc tầng lớp khá giả, vừa sang trọng lịch sự kiểu truyền thống nhưng lại vẫn có nét mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao.
Dày công xây dựng thương hiệu Polo rất thành công, Ralph Lauren cũng nghĩ ngay việc khai thác thương hiệu này một cách triệt để nhất, hiệu quả nhất. Và rất nhiều sản phẩm cá nhân, đồ trang sức cá nhân như đồng hồ bút viết, cặp sách hay mỹ phẩm đồ dùng trong nhà như đồ gỗ, đồ trang trí, đồ dùng thể thao cũng được mang tên thương hiệu Polo.
Thậm chí từ nhiều năm nay người ta còn có thể đặt hàng toàn bộ nội thất của một căn hộ, một nhà nghỉ theo mẫu thiết kế của Ralph Lauren. Một chiếc xe ô tô Camping dùng làm nhà nghỉ di động có thể mang thương hiệu Polo có giá tới hàng trăm nghìn USD.
Năm 1997, công ty thời trang của Ralph Lauren được niêm yết trên thị trường chứng khoán và đã được định giá gần 1 tỉ USD. Sự thành công của thương hiệu Polo và các thương hiệu khác của Ralph Lauren đã làm cho tài sản của ông chủ tăng liên tục.
Ralph Lauren đầu tư khá nhiều vào bất động sản với nhiều toà nhà cao cấp tại New York và cả ở Jamaica. Ngoài ra, người ta còn biết đến nhà thiết kế tài năng và giàu có Ralph Lauren còn có một thú chơi tốn tiền là sưu tầm ôtô và đồng hồ cổ.



 

SHOP PINK GIRL Copyright © 2011 Design by Ipietoon Blogger Template | Illustration by Enakei | Blogger Blog Templates